Đọc truyện 1 Người Cha Và 3 Đứa Con – Chương 23: Phiên ngoại :Trích lời phụ thân
Lúc phụ thân còn ở phủ thái tử, thường cùng tỷ tỷ và tỷ phu dùng trà. Bưng lên một đĩa bánh hoa mai, phụ thân nói: “Dường như là vết chân máu của con chuột hôm qua bị đánh chết giẫm lên!” Vì thế phu thê thái tử chạy đến đình bên cạnh phun, phụ thân một người ăn hết.
Vẫn là lúc phụ thân ở phủ thái tử. Đế kinh lưu hành búi tóc cao, có mấy quý phụ tóc mỏng liền mua tóc dài của các cô nương để tết thành búi giả mang trên đầu. Một ngày, Thường Quốc phu nhân tới gặp thái tử phi, không ngờ trong lúc dạo chơi hoa viên búi tóc bị mắc vào nhánh cây, rõ ràng là tóc giả, Thường Quốc phu nhân lại làm ra biểu tình bị đau do da đầu bị kéo, người ở bên cạnh cũng không vạch trần. Lúc này phụ thân chạy tới, quan tâm hỏi: “Phu nhân, mũ của ngươi có bị hỏng không?” Bị thái tử phi phạt đứng.
Một ngày, phụ thân lại bị tỷ tỷ phạt đứng, thái tử nhìn thấy, đi tới hỏi hắn lại mắc lỗi gì. Phụ thân nói: “Đệ té ngã trong phòng tỷ tỷ.” Thái tử giận, nói: “Việc nhỏ như thế, không cần dùng đến cách xử phạt về thể xác đối với ấu đệ!” Xoay người đi tìm thái tử phi tranh luận. Thị tòng của thái tử kì quái hỏi: “Thái tử phi luôn yêu thương cậu, làm sao mà có té ngã cũng muốn phạt?” Phụ thân nói: “Ai bảo ta lúc té ngã tay trái cầm chén thạch anh của tỷ tỷ, tay phải cầm ngọc như ý của tỷ phu, đụng rơi nghiên mực Đoan Khê* trên bàn, mực nước còn tung tóe lên bức tranh Ngô Đường treo trên tường….” Người hầu hết nói. Sau đó, thái tử làm phản, đang phạt đứng.
Thái tử phi có thai, thái tử vui sướng như điên, túm phụ thân hỏi: “Đệ nói trong bụng tỷ tỷ đệ là nam hài hay là nữ hài?” Phụ thân suy nghĩ thật lâu sau, quay đầu hỏi cung nữ bên cạnh: “Vì sao huynh ấy lại nghĩ là ta biết?”
Thái tử phi sắp sinh, nam tử đều bị đuổi ra ngoài cửa, thái tử đứng ngồi không yên, đầu đầy mồ hôi lạnh, thỉnh thoảng lại kêu gào. Phụ thân quan tâm hỏi: “Tỷ phu, sao huynh cứ rên rỉ vậy?” Thái tử lo lắng nói: “Đệ không biết sinh đứa nhỏ rất đau sao?” Phụ thân kinh hãi. Sau đó hài tử chào đời, mọi người đi vào xem. Thái tử phi ôm hài tử hỏi phụ thân: “Có thích không?” Phụ thân đáp: “Thích!” Thái tử phi lại hỏi: “Vậy tương lai đệ muốn sinh mấy đứa?” Phụ thân nói: “Đệ không cần sinh, đi nhặt là được.” Thái tử phi vô cùng kinh ngạc: “Vì sao?” Phụ thân ngạc nhiên nói: “Tỷ không biết đệ rất sợ đau à?”
Thế tử ra đời, đặt tên là Nguyên Diễm, cũng chính là Tịch Viêm sau này, lúc ấy mỗi lần phụ thân đọc tên này, đều líu cả lưỡi, vì thế hắn ôm đứa nhỏ nói: “May mắn mẹ ngươi họ Nhan, tên chỉ khó đọc một chút thôi, nếu mẹ ngươi họ Tiếu, ngươi cũng chỉ có thể kêu Nguyên Tiêu….”
Thái tử phi thích mèo, nuôi một đám. Con màu trắng, thái tử phi gọi “Tiểu Ngọc Trụy nhi”, phụ thân gọi “Cải trắng”, con màu nâu, thái tử phi gọi “Cát Y Lang”, phụ thân gọi “Khoai tây béo”, con màu đỏ, thái tử phi gọi “Phi Phi”, phụ thân gọi “Ớt chỉ thiên”, con màu vàng, thái tử phi gọi “Tịch Chi nhi”, phụ thân gọi “Quả bí đần”. Người trong cung cao thấp đều gọi theo phụ thân, thái tử phi nổi điên.
Ngày xuân cảnh đẹp, phu thê thái tử đi du sơn. Thái tử phi cảm khái nói: “Một năm bốn mùa, ta thích nhất mùa xuân.” Thái tử phụ họa nói: “Đúng vậy, mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, vạn vật sinh sôi….” Môn khách giáp phụ họa nói: “Là mùa dương liễu như khói, du khách như chức….” Môn khách ất cũng phụ họa nói: “Là mùa thiên lam thủy bích sức sống dạt dào….” Phụ thân nói: “Cũng là mùa chứng dị ứng phấn hoa, bệnh sởi, bệnh nấm cùng bệnh chó dại lưu hành….”
Tịch Viêm từ khi ra đời đều dính lấy phụ thân, hai người như hình với bóng, thậm chí đi nhà xí cũng cùng đi. Một ngày, thái tử phi thấy phụ thân một mình một người đi đến, cảm thấy kỳ quái, hỏi: “Diễm Nhi đâu?” Phụ thân đáp: “Ở tiền viện cưỡi ngựa.” Thái tử phi kinh hãi, đứa bé hai tuổi làm sao mà cưỡi ngựa được? Lập tức chạy như điên đến tiền viện thì thấy, hóa ra đang cầm cây gậy trúc cưỡi ngựa tre. Hôm đó phụ thân lại bị phạt đứng.
Khi đến sinh nhật một tuổi của Tịch Viêm, có người tới gặp phụ thân thỉnh giáo nên đưa lễ vật gì tốt nhất. Phụ thân nói: “Tử vân cao, phù dung tô, trăm tử đường, cửu ti thúy đường, bánh mật đào, mận ngâm, mứt lê, bánh tuyết, mai ti đào tô, mít….” Cũng không biết rốt cuộc là ai đầy tuổi? Dù sao răng của phụ thân còn chưa bị hỏng, đến bây giờ vẫn còn là một kỳ tích.
Phụ thân ôm Tịch Viêm ba tuổi đi ngang qua rừng mai, chỉ thấy bông mai rực rỡ, chi kỳ hoa diễm, Tịch Viêm hỏi: “Vì sao lúc bông mai nở thì không thấy lá cây?” Phụ thân đáp: “Bởi vì lúc nó có lá thì không có hoa thôi.” Logic học trụ cột của Tịch Viêm chính là vì như vậy bị đánh gãy.
Phụ thân mang Tịch Viêm bốn tuổi ra cung xem hoa đăng, thái tử phi dặn dò: “Đệ mà dám để lạc Diễm Nhi, cũng đừng trở về gặp ta!” Phụ thân chắc như đinh đóng cột nói: “Yên tâm, đệ thà để lạc chính mình cũng sẽ không lạc hắn!” Hai canh giờ sau, Tịch Viêm hồi cung nói: “Tiểu cữu bị lạc, ai giúp ta đi tìm?”
Một ngày, phụ thân cùng thái tử nói chuyện phiếm, nói đến lúc thái tử phi tức giận, hình dung như vậy: “Tỷ tỷ tức giận thật đáng sợ, tức giận đến trên mặt đều mọc lên mặt trời…….”
Phụ thân cùng Tịch Viêm ra ngoại thành du ngoạn, nhặt Tịch Nguyện quay về thái tử phủ, vì muốn lấy lòng thái tử phi vẫn một lòng muốn sinh nữ nhi, để nàng lưu lại đứa trẻ này, phụ thân đặt tên cho Tịch Nguyện là “Chiêu muội”, tên này vẫn dùng đến khi Tiểu Nguyện lớn lên kháng nghị mới thôi.
Thái tử tự tay làm một chiếc trâm cài tặng thái tử phi, trước khi đưa muốn thái tử phi đoán xem là cái gì, cũng gợi ý nói: “Ánh sáng chiếu vào sẽ sáng lấp lánh, trong đó một đầu sắc bén hơn so với đầu khác, không cẩn thận tay sẽ bị thương, nhưng tác dụng của nó quyết không phải là dùng để làm thương người.” Thái tử phi còn chưa đoán, phụ thân đã nói trước: “Dao phay….”
Phụ thân mang Tịch Viêm, Tịch Nguyện chạy trốn tới một sơn thôn lập nhà cỏ ở tạm, đằng trước đằng sau đều có đầy các loại rau xanh. Một ngày, có khách nhân tới tá túc một đêm, khen loại củ cải này của phụ thân rất ngon, phụ thân lập tức gói một bao cho hắn mang đi, khách nhân từ chối nói: “Sao có thể không biết xấu hổ lấy nữa?” Phụ thân nói: “Không cần khách khí, dù sao củ cải nhà ta ăn không hết cũng phải nuôi heo ăn…….”
( hoàn)
*Nghiên mực Đoan Khê: Một loại nghiên mực nổi tiếng sản xuất ở vùng Đoan Khê, huyện Cao Yếu, tỉnh Quảng Đông, TrungQuốc.