Đọc truyện 1 Cm Ánh Dương – Chương 31: Ngoại truyện
Ngày 21 tháng 5 năm 2003
Quý Thành Dương
“Em yêu anh, rất yêu anh.” Giọng nói của Kỷ Ức truyền tới từ đầu dây bên kia.
Tay anh có một thoáng khựng lại.
Giây phút này, anh cảm thấy mình không phải đang ở Iraq, mà là ở Bắc Kinh,
trong căn nhà ở vòng ba. Cô bé cực kỳ nghiêm túc đàn hết bài “Angle”, và ngại ngùng quay đầu lại nói với anh rằng: “Em yêu anh, rất yêu anh.”
Sau đó, nhất định sẽ có một chiếc bánh gato đáng yêu, cắm đủ nến theo đúng tuổi anh.
Ánh nến hắt lên gương mặt cô bé và đôi mắt đã hút mất hồn anh.
Bỗng nhiên có người gõ cửa: “Yang.”
Bạn cùng nhà đang gọi, đồng thời đã cắt ngang sự liên tưởng ngắn ngủi của anh.
Trước khi vội vã cúp điện thoại, anh nói với Kỷ Ức rằng: “Có thể anh sẽ ngày
càng ít gọi điện cho em hơn, khi nào tiện anh sẽ liên lạc với em qua
email.” Ngay sau đó, anh nghe thấy cô trả lời: “Ừm, chúc mừng sinh
nhật.”
“Anh cúp máy đây.” Anh nói.
Bởi vì không kịp nữa, anh bắt buộc phải rời khỏi căn phòng này đi làm việc ngay.
Họ đã đến đây rất lâu rồi mà chưa có cơ hội để phỏng vấn bên phía Mỹ, đây
là một tình hình khiến mọi người rất chán nản. Tuy từ ngày mùng Một
tháng Năm, Tổng thống Bush đã tuyên bố kết thúc nhiệm vụ tác chiến chính với Iraq, nhưng Quý Thành Dương và bạn anh đều hiểu rõ rằng, trận chiến này mới chỉ vừa bắt đầu.
Còn những việc họ phải làm lại rất nhiều.
Quý Thành Dương tiện tay vơ lấy chiếc áo khoác anh ném trên giường rồi mở
cửa đi ra ngoài, bạn anh nhanh chóng báo cho anh biết, đã tìm được cơ
hội phỏng vấn bên phía Mỹ. “Tối nay, chúng ta sẽ xuyên đêm đi Baghdad, ở đó có bạn của tớ.” Người bạn kia nói.
Anh bỗng nhìn thấy trong
chiếc áo khoác ngoài của người bạn cùng nhà là bộ đồng phục hồi đại học, trên đó có huy hiệu của trường: “Hoài cổ thế à? Sao vẫn giữ bộ đồng
phục này?” Người bạn kia cười: “Đúng thế, hoài cổ, để duy trì sự nhiệt
tình thời học sinh mà!”
Quý Thành Dương cũng không nói gì nữa,
hai người mất năm phút để thu dọn, sau đó đeo hành lý của mình lên lưng
và cùng hai phóng viên từ Anh và Mỹ rời khỏi khách sạn nhỏ này.
Nơi này cách Baghdad khảng bảy, tám tiếng đi đường, trên đường đi lúc nào
cũng có thể gặp phải xung đột vũ trang nên rất nguy hiểm. Bốn người họ
tìm kiếm rất lâu, cuối cùng mới thấy một người đàn ông hơn năm mươi tuổi người Iraq đồng ý đưa họ đi. Quý Thành Dương nhanh chóng thỏa thuận giá cả, sau đó mọi người nhảy lên xe và ra khỏi thành phố giữa đêm khuya
như thế.
Xe nhanh chóng đi ra ngoài thành phố, nơi còn tăm tối hơn.
Anh nhìn qua cửa kính xe, chỉ thấy những con đường, dòng sông, phế tích chiến tranh gần xa.
Hai người phóng viên quốc tịch ngoại quốc thì thầm trao đổi: “Hôm nay vẫn
chưa ăn cơm à?”, “Ừ, dạ dày hơi đau, bánh bai trong ba lô đã ăn hết từ
hôm qua rồi, đợi đến nơi phải ăn một bữa no cho đã.”…
Đây chính
là tình trạng của phóng viên sau khi chiến tranh Iraq bắt đầu, lúc nào
cũng trong trạng thái đeo bám chiến trường, liên tục thức xuyên hai mươi mấy tiếng, thêm vào đó là phải lo ứng phó với nguy hiểm có thể phát
sinh bất cứ lúc nào, thần kinh luôn luôn căng thẳng, quên ăn cơm cũng là chuyện bình thường.
Đường mấp mô, họ cứ thế đi được khoảng hai
tiếng, anh hơi mệt mỏi, sau khi bàn về thời gian thay phiên nhau nghỉ
ngơi với bạn, anh liền kéo quần áo của mình lên che kín mặt và nhanh
chóng chìm vào giấc ngủ.
Bên tai thi thoảng lại vang lên những
tiếng nổ lớn, tiếng súng đạn, tiếng người rú lên và gào thét sợ hãi ập
đến từ bốn phương tám hướng.
Xe bỗng phanh gấp lại.
Kỷ Ức
Cô kéo miếng vải trắng trên cây đàn xuống.
Không biết Quý Thành Dương đã dùng cây đàn này bao lâu, trông có vẻ còn rất
mới. Nhưng nghĩ cũng đúng, kể từ khi anh bắt đầu làm phóng viên mặt trận thì cứ chạy tin khắp mọi nơi suốt, làm gì có cơ hội ở nhà lâu, cho dù
có về đây thì cũng chẳng có thời gian để yên tĩnh ngồi xuống đàn một bản nhạc.
Kỷ Ức không tưởng tượng nổi, Quý Thành Dương khi tám tuổi
đã đàn piano như thế nào, và đã thành công đoạt giải trong trận thi đấu
dưới con mắt của hàng ngàn người ra sao… Cô đứng dậy, thở hắt ra một hơi thật dài.
Tiếp theo đây phải làm gì nhỉ?
Tiếc thật đấy, cô vốn định nói chuyện điện thoại với anh thêm một lúc, nói thêm vài câu.
Cô đi đi lại lại mấy bước rồi cầm quyển sách bên cạnh lên, lôi thanh đánh dấu trang ra, trên đó được viết một câu rằng:
“… Câu nói kinh điển của nhiếp ảnh gia chiến tranh Capa: Nếu như bạn chụp không tốt, có nghĩa là bạn vẫn chưa đến đủ gần…”
***
Ngày 23 tháng 5 năm 2003
Quý Thành Dương
Tối qua, anh và mấy phóng viên khác đã đến bệnh viện này.
Do xung đột cục bộ đột ngột nổ ra nên người đàn ông Iraq kia đã rút lui, bất kể họ ra giá bao nhiêu cũng không chịu đi tiếp.
Bốn người họ đành phải xuống xe, đi bộ suốt một đêm mới tìm được một bệnh viện có bác sĩ.
Ở chiến trường, bệnh viện là nơi khiến con người ta cảm thấy an toàn.
“Chú đến từ Trung Quốc.” Quý Thành Dương vừa chỉnh máy ảnh, vừa cười nói với mấy đứa trẻ con xung quanh.
“Cháu biết, mấy năm trước có mấy bác sĩ đến bệnh viện này, trong đó có một
người cũng đến từ Trung Quốc.” Một cậu bé khoảng mười ba, mười bốn tuổi
đáp, cậu bé cười ư ử mấy câu hát, thấp thoáng có thể nghe ra đó là “Đằng Đông xa xa có một con rồng…”
Quý Thành Dương không hay nghe nhạc trẻ hiện đại, tuy không biết bài hát này của ai nhưng cũng biết đây là bài hát về tổ quốc.
“Bác sĩ đó dạy cháu à?”
“Vâng, bác sĩ hát rất thú vị.”
Hai người đang nói chuyện thì ba đứa trẻ xung quanh bỗng phá ra cười. Hóa
ra có một đứa trẻ đang học giả tiếng pháo cối, vì mô phỏng quá giống
khiến y tá vừa bước vào cứ ngỡ là thật nên vội vã bảo bệnh nhân giải
tán. Khi y tá phát hiện ra mọi người đều cười mới nhận ra mình đã bị
lừa.
Đang là lúc ánh nắng đẹp nhất trong ngày, cả phòng bệnh đều tràn ngập tiếng cười.
Quý Thành Dương chụp ảnh cậu bé vừa hát “Đằng Đông xa xa có một con rồng”,
trong ống kính, góc mặt cậu bé hiện lên rất rõ nét, trong đáy mắt có dấu ấn của ánh nắng.
Lúc này, bạn cùng phòng đứng trước cửa vẫy tay với anh.
Anh nhìn thấy nên cầm máy ảnh đi theo, hai người họ ra ngoài sân hút thuốc.
Bật lửa bật liên tục bảy, tám cái mà không có ngọn lửa nào xuất hiện, xem
ra gas đã dùng hết rồi. “Không biết gần đây có chỗ nào bán bật lửa không nhỉ?” Anh cầm bật lửa trong tay vung vẩy, rồi dùng tiếng Anh nói, “Nhân tiện mua cơm trưa luôn.”
Bạn cùng phòng cũng không phản đối.
Hai người họ cứ thế ra khỏi sân, nhưng chưa kịp đi được mấy bước thì bạn
cùng phòng đã giật cánh tay Quý Thành Dương lại và kéo anh về chiến hào
mới đào, cùng lúc ấy những vụn nổ của đạn pháo đã rơi xuống năm mét
trước mặt họ.
Chưa kịp thở, họ đã lại nghe thấy tiếng pháo kích.
Hai người phủ phục xuống trong chiến hào hoảng loạn nhìn nhau, họ đều nhận
ra âm thanh này đến từ bệnh viện, nơi ấy vẫn còn các bác sĩ, y tá, rất
nhiều trẻ con và hai người bạn phóng viên quốc tịch nước ngoài đang nghỉ trưa…
Pháo liên tục rơi xuống ở vị trí cách chỗ họ không xa.
Liên tục có đất cát tung bay, rơi về phía họ.
Trong những âm thanh ầm ầm đinh tai, Quý Thành Dương cảm thấy cả cơ thể mình
đều bị đất cát chôn vùi. Mắt, quần áo thậm chí trong miệng cũng đầy
những đất với cát. Dường như ngay phút tiếp theo, cơ thể anh sẽ bị vùi
thây nơi đây.
Đây là lần thứ tư kể từ khi anh tới Iraq phải đến gần tử thần thế này.
Không phải lần đầu tiên và cũng không thể nào là lần cuối cùng.
Anh xử lí những suy nghĩ trong đầu, cố gắng để bản thân bình tĩnh lại. Cả
cơ thể anh vùi trong đất cát và chờ đợi, anh không dám cử động, sợ sẽ bị coi là mục tiêu tấn công tiếp theo. Mãi cho đến năm phút sau đó, khi
không còn tiếng súng đạn, người bạn bên cạnh mới khẽ cử động cơ thể, và
liên tục nhổ nước miếng: “Yang! Cậu sao rồi?”
“Không bị thương.” Anh trả lời ngắn gọn, giữa những kẽ răng vẫn còn hạt cát.
“Nếu như bị chôn ở đây thì chẳng cần đến bia mộ nữa.”
“Miễn đi.” Quý Thành Dương nhổ những hạt cát trong miệng ra, “Có chôn cũng phải lá rụng về cội.”
Toàn thân cả hai người đều là cát, họ bò ra khỏi chiến hào đã bị cát lấp
đầy. Trong tầm mắt họ, tất cả đều là phế tích sau vụ nổ, nhất thời họ
chẳng tìm nổi đường về bệnh viện.
Sau khi đi được khoảng hai phút, vừa qua ngã rẽ, chỗ xương sườn anh bỗng rất đau đớn, chỉ chớp mắt đã không còn tri giác.
Kỷ Ức
Giờ học chính đã kết thúc.
Kỷ Ức ngại đứng dậy, bây giờ đang là thời điểm đông người nhất ở nhà ăn,
nếu đi muộn nửa tiếng thì dù có ít hơn, nhưng sẽ vắng vẻ hơn. Cô cũng
chẳng kén ăn, còn gì ăn nấy là được rồi.
Cô gục xuống bàn, nghiêng đầu thất thần nhìn lá cây bên ngoài.
Xanh rì, xào xạc tung bay vì gió thổi.
Khúc xạ ánh nắng mặt trời.
Ánh nắng.
Dương.
“Quý Thành Dương…” Kỷ Ức lẩm bẩm, cô đổi giọng, khe khẽ gọi thêm một câu, “Chú út Quý.”
Không rõ tại sao, cô cảm thấy ba từ cuối này khiến cô thấy rất ngại ngùng, mặt cô đỏ bừng, tai cũng nhột nhột, và nóng bừng lên.
***
Ngày 1 tháng 6 năm 2003
Quý Thành Dương
Sốt cao không hạ,vết thương do đạn bắn cộng thêm những vết thương do bị tra tấn đều đang bị viêm.
Trong cơn mơ màng, Quý Thành Dương cảm thấy một thứ gì đó rất lạnh lẽo bắt
đầu lan ra từ cánh tay phải. Trong tầm mắt, anh thấp thoáng trông thấy
một thiếu nữ đang thuần thục treo một bình nhựa đựng thuốc tiêu viêm
trên tường, sau đó cúi xuống liếc nhìn anh một cái.
Kỷ Ức
Cô phát hiện ra Quý Thành Dương đã mười ngày không liên lạc với mình.
Noãn Noãn nói, trước kia anh cũng như vậy. Bởi vì chiến trường không ổn
định, lúc nào tìm được chỗ tiện thì anh sẽ gọi về nhà, hoặc gửi email.
Nói chung, chỉ có thể chờ anh liên lạc về, còn họ không có cách nào để
tìm anh.
***
Ngày 14 tháng 2 năm 2004
Quý Thành Dương
Anh không biết đám người này muốn làm gì, chúng không cần tiền chuộc mà cũng không cần đàm phán với chính phủ.
Kể từ khi bị nhốt ở đây, anh chưa từng gặp lại người bạn cùng bị bắt chung với mình.
Cùng trong căn phòng này còn có một phóng viên đến từ Italia. Tiếng Anh của
người đó không tốt, Quý Thành Dương đành phải dùng những câu tạo thành
từ những từ đơn giản dễ hiểu để nói chuyện với anh ta.
Không tính được ngày tháng, không biết hôm nay rốt cuộc là ngày nào.
Anh chỉ biết rằng, ở Trung Quốc có lẽ là mùa đông rồi.
“Tôi có một người vợ.” Người phóng viên Ý bỗng nói, “Chắc khoảng bốn tháng chưa gặp rồi, còn anh?”
“Tôi ư?” Môi anh khẽ mấp máy, vết thương do bị gãy chân khiến anh nói chuyện cũng rất mất sức.
Những ngày này không rõ tại sao, cứ nghĩ đến Tây Tây là lại khiến mắt anh cay cay.
Anh nhấc cánh tay lên, che mắt mình lại.
Cũng chính động tác này khiến anh nhớ đến một đêm khuya ở vùng núi Tứ Xuyên
vào mùa đông của nhiều năm trước. Anh tỉnh dậy, trong căn phòng vẫn còn
sáng đèn, vì mắt vẫn chưa kịp thích ứng với ánh sáng nên anh cũng dùng
cánh tay để che như thế này. Và lúc ấy, cô bé con dưới ánh đèn đang cúi
đầu, khâu áo khoác cho anh từng mũi từng mũi trông rất ra dáng.
“Tôi cũng có một người vợ, cô ấy nhỏ hơn tôi rất nhiều.” Anh đáp, “Từ tháng Năm năm 2003 đến nay vẫn chưa được gặp lại.”
Kỷ Ức
Ngày hôm ấy, cô và bạn bè cùng đi thăm lớp trưởng.
Cậu bạn lớp trưởng có gia cảnh bần hàn vì ung thư phổi nên đã phải cạo trọc đầu, gương mặt và đôi môi trắng bệch nhưng vẫn mỉm cười trò chuyện với
họ, không chịu đón nhận sự quyên góp từ bạn bè trong lớp…
Kỷ Ức đặc biệt buồn bã,
Khi về trường, cô viết email cho Quý Thành Dương, tâm sự với anh về chuyện lớp trưởng.
Cô cảm thấy số mệnh không công bằng, rõ ràng là một người ưu tú như thế,
chưa bao giờ làm chuyện xấu, thế mà vì sao lại đột ngột mắc phải căn
bệnh nan y này?
Cuối thư, cô vẫn viết như thế này:
Yêu anh.
Tây Tây.
Ngay sau đó, hộp thư của cô nhận được email trả lời tự động của anh.
Kỷ Ức nhìn hộp thư chứa đầy những email trả lời tự động của anh, cảm thấy
buồn bã và trống trải mà chợt thấy Quý Thành Dương cách mình rất xa, xa
tới mức chẳng còn chút liên hệ nào nữa rồi.
***
Ngày 19 tháng 7 năm 2005
Quý Thành Dương
Vào hạ, nhiệt độ nóng rực khiến vết thương lành lại càng khó khăn hơn.
Những cơn đau đi cùng với sốt cao khiến khả năng suy nghĩ cảu Quý Thành Dương nhanh chóng hạ xuống. Cả người anh đều yếu ớt cực kỳ, bất kể là về tinh thần hay cơ thể, đều lạ là, những hình ảnh mà anh có thể nhớ lại ngày
càng bình yên ấm áp.
Lẽ nào là vì anh sắp chết đến nơi.
Những thứ anh có thể nghĩ đến hầu hết đều là những thứ rất vụn vặt, nhỏ bé,
tiểu tiết. Ví dụ như lúc Tây Tây khóc cô sẽ thút thít, chứ không bao giờ gây ra tiếng động lớn; ví dụ như lúc cô dựa vào lòng anh để xem phim
truyền hình, cô thường thích tổng kết cho mỗi tập, cứ như thế sau khi
tổng kết là bộ phim này coi như đã xem xong…
Đêm hôm ấy, những kẻ đó đột ngột đưa anh ra khỏi phòng.
Trong căn phòng bị bịt kín các cửa sổ ấy, anh không nhìn thấy chút ánh sáng
nào, giờ bị lôi ra khỏi cái không gian tối tăm ấy một cách đột ngột,
khiến anh cảm thấy đến ánh trăng cũng trở nên lạ lẫm.
“Kẻ này,
mày phiên dịch cho nó.” Người đàn ông cầm súng đứng bên cạnh, dùng miệng súng để chỉ về phía người đàn ông tóc vàng đang quỳ trên mặt đất trống
phía trước. Quý Thành Dương nhìn qua đó, anh chưa kịp nghe rõ tên cầm
súng nói tiếp thì cả người anh đã cứng đờ. Anh có thể nhìn thấy đằng sau lưng người đàn ông tóc vàng đó có hai cái xác không đầu.
Một trong số đó, trên ngực áo có thêu huy hiệu trường đại học…
Kỷ Ức
Cô ôm đầu gối, ngồi mọp xuống hành lang vắng vẻ không có ai, cô nghẹn ngào dùng ngón tay vẽ lên trên đất. Nước mắt rơi xuống cánh tay, rồi chảy
xuôi theo tay xuống dưới mặt đất, làm ướt đẫm cả một mảng lớn.
Rất muốn được vào trong, hôm nay cô cực kì muốn vào trong ngôi nhà này.
Nhưng không có chìa khóa, cô chẳng thể vào trong đó được nữa…
***
Ngày 12 tháng 2 năm 2006
Quý Thành Dương
Đâu đâu cũng đầy những tiếng nổ, tiếng súng.
Có quân chính phủ đang chiến đấu với lũ người này, muốn cứu những con tin người Anh bị bắt cóc…
Quý Thành Dương bị trói phần thân trên nằm bên cạnh tường, liên tục có đất
cát rơi từ trên tường xuống, rơi xuống góc tường, rơi xuống người anh.
Cơ thể anh bị gãy ở nhiều chỗ, và những chỗ bị thương bên trong do bị
đánh đã sớm làm anh không thể nào chịu đựng nổi. Anh thậm chí có thể
nghe thấy tiếng súng đạn gần kề cũng hoàn toàn không có đủ sức để dịch
về phía góc tường thêm một tấc nào để tránh đạn.
“Lúc đột phá vòng vây, giết hết tất cả mọi người.”
Giết hết tất cả ư?
Quý Thành Dương nghe hiểu câu nói này.
Người đàn ông cầm súng bị đánh đến nhếch nhác, để trút giận, hắn đá mạnh vào cái chân mới bị gãy lại của anh.
Mắt anh tối sầm, không còn tri giác…
Kỷ Ức
Tết Nguyên Tiêu, hai ngày trước khi quay lại trường.
Trong kí túc xá chỉ có người bạn quê ở Hồ Bắc là về trường sớm, đang đứng ở ngoài ban công để gọi điện thoại về cho gia đình.
Kỷ Ức buồn chán ngồi trước máy tính, cô mở mạng mà không biết nên làm gì,
không biết ma xui quỷ khiến thế nào mà cô lại vào trang web của đài
truyền hình nơi anh từng làm việc… Nhưng rất nhanh sau đó, tay cô khựng
lại và nhanh chóng tắt trang web đi.
***
Ngày 2 tháng 1 năm 2007
Quý Thành Dương
Trong một phòng bệnh ở một bệnh viện nào đó tại Jordan, có một bệnh nhân hôn mê mãi không tỉnh.
Đó là một người châu Á tóc đen.
Nghe nói anh ta được đưa về từ Iraq và đưa tới đây. Bệnh nhân chỉ tỉnh dậy
đúng một lần, còn chưa kịp trả lời bất cứ câu hỏi nào đã lại rơi vào hôn mê.
Hậu ký
Câu chuyện này bắt đầu được viết từ mùa hè năm 2013 và kết thúc vào mùa hè năm 2014.
Khi tôi viết “Hết” vào rạng sáng ngày Hai mươi tháng Bảy năm 2014, vẫn
giống với khi kết thúc những cuốn sách khác, tôi có cảm giác mất mát.
Câu chuyện này mang phong cách từ trước đến nay của tôi, bình thản không có gì quá gay cấn, cũng có vài phần bị thương nhẹ nhàng, nhấn mạnh vào
những chi tiết ấm áp, nhưng cũng có những điểm khác với trước kia.
Mục đích viết quyển sách này rất đơn giản, chỉ muốn dùng ngôn tình để viết lại một vài hồi ức.
Những chuyện mà một người sinh ra vào những năm tám mươi như tôi đã phải trải qua.
Tình yêu không nhất thiết phải có liên quan với tôi, nhưng những ngày ấy thì cực kỳ mật thiết, có rất nhiều chi tiết, cảm xúc, sự kiện, nhân vật đã
từng xuất hiện trong cuộc sống của tôi rất sinh động, tôi cứ sợ rằng
cùng với sự trôi chảy của thời gian, những ký ức này sẽ trở nên mơ hồ,
trở thành những hình ảnh không thể nào lưu lại được. Tôi cũng sợ cùng
với sự khô cạn của linh cảm, tôi sẽ dần quên mất cảm giác viết văn, thế
nên mới có cuốn sách này.
Phóng viên chiến trường là một công việc mà tôi luôn kính phục, kể từ khi còn thiếu niên.
Một người tác giả, bất kể có muốn che giấu những suy nghĩ thật sự của mình
đến đâu, thì cuối cùng vẫn bị những câu chữ của mình làm cho bại lộ.
Đối với quyển sách này, những điều tôi muốn nói rất nhiều, và đều đã được viết trong đây cả.
Quyển sách này, dành tặng cho chính bản thân tôi, và cho rất nhiều những người bạn đã rời khỏi cuộc đời tôi.
Đây là ánh nắng của tôi, và cũng là tia nắng mà tôi muốn được chia sẻ với mọi người.
Dòng thời gian
Ngày 21 tháng 5 năm 1977, Quý Thành Dương sinh ra tại một sơn thôn thuộc Tứ Xuyên.
Mùa hè năm 1978, Quý Thành Dương một tuổi.
Mùa hè năm 1979, Quý Thành Dương hai tuổi.
Mùa hè năm 1980, Quý Thành Dương ba tuổi.
Mùa hè năm 1981, Quý Thành Dương bốn tuổi.
Mùa hè năm 1982, Quý Thành Dương năm tuổi, về Bắc Kinh, lần đầu tiên nhìn thấy thủ đô.
Mùa hè năm 1983, Quý Thành Dương sáu tuổi, bắt đầu học đàn piano.
Mùa hè năm 1984, Quý Thành Dương bảy tuổi.
Mùa hè năm 1985, Quý Thành Dương tám tuổi, thi đấu piano, Quý Thành Dương
giành giải quán quân, cùng trong năm đó quen biết Vương Hạo Nhiên và Tô
Nhan.
Ngày Hai mươi tháng Một năm 1986, Kỷ Ức sinh ra tại Bắc Kinh, Quý Thành Dương tám tuổi rưỡi.
Mùa hè năm 1986, Kỷ Ức sáu tháng tuổi, Quý Thành Dương chín tuổi.
Mùa hè năm 1987, Kỷ Ức một tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười tuổi.
Mùa hè năm 1988, Kỷ Ức hai tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười một tuổi.
Mùa hè năm 1989, Kỷ Ức hai tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười hai tuổi.
Mùa hè năm 1990, Kỷ Ức bốn tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười ba tuổi. Lần đầu tiên gặp Kỷ Ức cùng với Vương Hạo Nhiên, Tây Tây đang ôm búp bê quỳ tại góc tường khóc. Quý Thành Dương không nói gì mà chỉ đưa cho Tây Tây bé
nhỏ một chai coca.
Mùa hè năm 1991, Kỷ Ức năm tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười bốn tuổi.
Mùa hè năm 1992, Kỷ Ức sáu tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười năm tuổi.
Mùa hè năm 1993, Kỷ Ức bảy tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười sáu tuổi. Quý Thành Dương đi học ở Pennsylvania.
Mùa hè năm 1994, Kỷ Ức tám tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười bảy tuổi.
Mùa hè năm 1995, Kỷ Ức chín tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười tám tuổi.
Mùa hè năm 1996, Kỷ Ức mười tuổi rưỡi, Quý Thành Dương mười chín tuổi. Quý Thành Dương hoàn thành sớm học vị.
Mùa hè năm 1997, Kỷ Ức mười một tuổi rưỡi, Quý Thành Dương hai mươi tuổi.
Quý Thành Dương trở về từ Syria, lần thứ hai gặp Kỷ Ức và đưa cô đi biểu diễn. Kỷ Ức xảy ra chuyện, từ đó từ biệt sân khấu độc diễn.
Mùa hè năm 1998, Kỷ Ức mười hai tuổi rưỡi, Quý Thành Dương hai mươi mốt tuổi.
Mùa hè năm 1999, Kỷ Ức mười ba tuổi rưỡi, Quý Thành Dương hai mươi hai
tuổi. Hai năm sau, họ gặp lại nhau, Quý Thành Dương chính thức làm phóng viên mặt trận.
Mùa hè năm 2000, Kỷ Ức mười bốn tuổi rưỡi, Quý
Thành Dương hai mươi ba tuổi. Quý Thành Dương và Tây Tây đi Yading Hạt
Thành, trở về nơi mà Quý Thành Dương đã sống lúc nhỏ và được gặp bà dì
của anh. Quý Thành Dương đưa Tây Tây đi học lái xe.
Mùa hè năm
2001, Kỷ Ức mười lăm tuổi rưỡi, Quý Thành Dương hai mươi tư tuổi. Quý
Thành Dương đi Wellington để xem giao lưu biểu diễn của Tây Tây. Lần đầu tiên Tây Tây tỏ tình, Quý Thành Dương rời khỏi Wellington sớm hơn dự
định. Tai nạn 911 của Mỹ, Tây Tây gọi cho Quý Thành Dương. Cuối năm khi
Bắc Kinh có trận tuyết rơi lớn, Quý Thành Dương và Tây Tây ở riêng với
nhau một ngày.
Mùa hè năm 2002, Kỷ Ức mười sáu tuổi rưỡi, học đại học năm thứ nhất, Quý Thành Dương hai mươi lăm tuổi. Mùa xuân năm 2002, Tây Tây bị oan vì bạn và hiểu rõ được hoàn cảnh gia đình mình. Quý
Thành Dương bị u não, tạm thời mắt không nhìn thấy.
Nụ hôn đầu.
Quý Thành Dương trở về từ chiến trường, hai người đi Hồng Kông.
Mùa hè năm 2003, Kỷ Ức mười bảy tuổi rưỡi, học đại học năm thứ hai, Quý Thành Dương hai mươi sáu tuổi.
Mùa xuân năm 2003, dịch SARS, hai người chính thức xác định quan hệ.
Mùa xuân năm 2003, Noãn Noãn phát hiện ra quan hệ của hai người, Quý Thành Dương nói rằng nhất định sẽ cưới Kỷ Ức.
Quý Thành Dương đi Iraq, dần dần mất liên lạc với Kỷ Ức.
Mùa hè năm 2004, Kỷ Ức mười tám tuổi rưỡi, học đại học năm thứ ba, Quý
Thành Dương hai mươi bảy tuổi. Kỷ Ức đi Hồng Kông học, và nhận được
email chia tay của Quý Thành Dương.
Mùa hè năm 2005, Kỷ Ức mười
chín tuổi rưỡi, Quý Thành Dương hai mươi tám tuổi. Kỷ Ức thi nghiên cứu
sinh và hoàn toàn rời khỏi nhà họ Kỷ.
Mùa hè năm 2006, Kỷ Ức hai mươi tuổi rưỡi, nghiên cứu sinh năm thứ nhất, Quý Thành Dương hai mươi chín tuổi.
Mùa hè năm 2007, Kỷ Ức hai mươi mốt tuổi rưỡi, nghiên cứu sinh năm thứ hai, Quý Thành Dương ba mươi tuổi. Quý Thành Dương được cứu, và được điều
trị lần đầu tại Jordan, sau đó đi Mỹ.
Cuối năm anh trở về Trung Quốc, gặp lại Kỷ Ức.
Quý Thành Dương tiến cử Kỷ Ức vào Bộ Ngoại Giao, Kỷ Ức từ chối. Sau này nhà họ Kỷ can thiệp, Kỷ Ức vẫn từ chối và kiên quyết làm tin tức.
Làm lành.
Lần đầu làm chuyện ấy.
Mùa hè năm 2008, Kỷ Ức hai mươi hai tuổi rưỡi, Quý Thành Dương ba mươi mốt
tuổi. Hai người đi Tứ Xuyên, động đất, quan hệ bại lộ.
Nhà họ Kỷ
cấm đoán, muốn đưa Kỷ Ức ra nước ngoài. Quý Thành Dương đích thân đến
nhà, đưa ra lời hứa sẽ cho Kỷ Ức sống cả đời không phải lo nghĩ.
Cuộc phẫu thuật của Quý Thành Dương thành công, cầu hôn.
*Hết*